Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Tre làng

CHUYỆN TÌNH CHÀNG LÍNH BIỂN
Chương IV: Chuyện sau lũy tre làng
                     Bố chị Hương cũng mất sớm, mẹ chị trước đây là một chiến sĩ biệt động trung kiên. Trong một lần vượt qua mưa bom, bão đạn để báo tin mật cho chỉ huy quân ta. Mẹ chị bị hơi bom ép làm cho mất toàn bộ hai hàm răng. Nói năng khi không có răng giả trở lên rất khó nghe. Rồi trong lần đưa dấu cán bộ trong rừng sâu. Mẹ chị mất hết giấy tờ tùy thân. Đồng đội chết gần hết. Mẹ chị nghĩ mình còn sống, được nhìn thấy cảnh đất nước thái bình độc lập là may mắn hạnh phúc lắm rồi. Đất nước sau chiến tranh lại rất nghèo. Điều kiện thông tin liên lạc rất hạn chế. Việc làm lại giấy tờ trở nên rất khó khăn. Thế là bà Chẳng quan tâm đòi hỏi gì nữa….

                     Dụ dỗ chị Hương làm con dâu mãi chẳng được.
Gia đình ông chủ tịch xã quay sang ép mẹ chị Hương. Biết được việc mẹ chị có tham gia kháng chiến nhưng bị mất giấy tờ. Ông Khánh chủ tịch xã ngỏ ý muốn làm lại giấy tờ cách mạng  cho mẹ chị. Với lại mẹ chị mà trở thành lão thành cách mạng thì cũng đẹp mặt với thiên hạ khi hai nhà kết thông gia. Chuyện đôi trẻ không thành. Do chị Hương kiên quyết giữ tấm lòng chung thủy với anh Hà. Ông đưa ra điều kiện: một là chị Hương phải đồng ý cưới cậu quý tử , đang dở điên dở khùng vì si mê chị Hương. Hai là ông ta sẽ dùng quyền lực và các mối quan hệ của mình đưa mẹ chị vào tù và còn ghép cả tội làm gián điệp cho bác Hòa mẹ chị nữa. Nếu mẹ chị bị như vậy, thì chắc chắn một gia đình giàu truyền thống cách mạng và cả nhà là cán bộ nhà nước như gia đình Anh Hà sẽ nhất không cho hai người kết hôn. Lúc ấy chị Hương chỉ có nhỡ dở một đời!...
                     Họ tưởng  dùng thủ đoạn có thể ép được mẹ chị Hương. Nhưng không, họ càng làm thế bà càng thấy rõ bụng dạ xấu xa và coi thường nhân cách người khác của họ. Mẹ chị càng cảm thấy rất lo lắng nếu chị Hương trở thành con dâu họ. Vì thế mẹ chị lại hết lòng ủng hộ tình yêu trong sáng, không vụ lợi, của chị Hương với chàng lính nghèo, giàu phẩm hạnh nơi hải đảo xa xôi của tổ quốc. Bà gạt nước mắt khuyên chị đừng sờn lòng vì quyền lực. Đừng vì bà mà lỡ dở chuyện tình yêu.  Bà cũng già rồi. Mang thân tù tội thì đã sao? Chỉ cần bà một lòng trong sạch  theo đảng  . Chỉ cần bà sống mà không phải xấu hổ với những đồng chí đã hi sinh. Chỉ cần bà con, hàng xóm luôn tin yêu bà. Bà chả sợ gì hết. Bà cũng không tham mấy cái hư danh. Hạnh phúc lớn nhất của đời bà hiện tại là được thấy con cái được ăn học đàng hoàng, có gia đình hạnh phúc. Chị Hương đã phải nghỉ học sớm đi làm lấy tiền phụ mẹ nuôi em ăn học. Bà đã rất thương chị Hương rồi. Nên bà kiên quyết ủng hộ tình yêu của chị Phương.
                     Thế là năm ấy bà bị gia đình kia hãm hại thật, họ vu khống bà là gián điệp cho địch. Nhưng không đủ bằng chứng kết tội. Nên họ đã kết tội bà mạo nhận là cán bộ cách mạng. Bị tù treo 12 tháng. …
                     Đúng như ông Khánh dự kiến, đây trở thành lý do khiến gia đình bác tôi kiên quyết phản đối cuộc hôn nhân của anh Hà và chị Hương. Dù họ yêu nhau thắm thiết. Tình yêu của họ đã vượt qua muôn trùng khơi cách trở, những năm tháng đằng đẵng đợi chờ. Họ vẫn kiên quyết yêu nhau!  Vậy mà khi ở ngay cạnh làng nhau, tình yêu của họ thật sự gặp phải cơn sóng dữ.

                     Vì trong lòng bác tôi từ trước đã nghĩ: chị Hương không xứng đáng với anh Hà. Giờ thì gia đình chị  lại có lý lịch đen, tình nghi là phản động.  Không môn đăng hộ đối chút nào với gia đình bác. Hơn nữa, con đường hoạn lộ của anh và cả gia đình bác sẽ bị ảnh hưởng nếu kết thông gia với gia đình ấy. Xem ra chiêu bài của ông chủ tịch Khánh quả cao minh. Không ăn được thì đạp đổ. 

Còn nữa .....

                                                                   Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết


>> Chương IIGia đình bác tôi

>> Chương III: Anh Hà và chị Hương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét