Cạnh nhà bà ngoại tôi có cô Hằng. Cô ấy xinh đẹp, hát hay, đàn giỏi và từng là cán bộ y tế của xã. Nhưng nghe nói cô ấy bị “ chài”. Ai hỏi cũng không yêu, chỉ yêu một anh người yêu giàu có, đẹp trai nào đó ở xã khác. Sau anh này đi Đức học tập, làm ăn và lấy một cô vợ xinh như hoa hậu. Cô Hằng buồn bã cứ đi lang thang, thơ thẩn xin ăn ở chợ với một đứa con thơ dại trên tay. Cô ấy không tha thiết làm ăn gì hết. Lúc nào cũng nghĩ mình cao quý hơn người. Cô chỉ thích lang thang kiếm cái ăn ở chợ. Ai cho gì thì ăn, và thường đi ăn … cướp nước rác của quán phở ở chợ. Rồi cho vào nồi, bắc gạch nấu lại ở chợ vào mỗi buổi chiều để ăn! Cuộc sống của cô khổ sở và cơ cực như một “ con chó”.
Nghe nói cô cũng có chồng. Nhưng cô không yêu chồng và bế con lang thang xin ăn ở chợ. Thấy thằng bé xinh đẹp, đáng yêu ai cũng thương và cho mẹ con cô bánh trái. Khi đó cuộc sống của cô cũng không đến lỗi nào. Rồi nghe nói người chồng bên Hà Tây cũ, nay là Hà Nội nhiều lần sang đón cả hai mẹ con cô về sống chung. Nhưng cô kiên quyết không nghe. Cô nói đứa con của cô không phải của chồng cô! Rồi chồng cô bắt cóc con trai cô, buộc cô phải theo về nhà chồng đòi con. Nhân cơ hội, chồng cô làm cho mang thai và sinh ra cậu con trai thứ hai giống chồng cô như đúc. Nhưng được ít lâu, ba mẹ con cô lại dắt díu nhau ăn xin ở chợ. Giờ thì người ta ghét cô hơn, cô cũng cần xin nhiều đồ ăn hơn. Và cũng ít người cho mẹ con cô hơn. Cuộc sống của ba mẹ con cô ấy giờ trở nên đói khổ.
Thương cảnh cô thân chẳng nuôi được thân, lại nuôi thêm hai đứa con thơ dại. Chồng cô bí mật bắt cóc hai đứa con cô về nhà nuôi. Lần này cô sợ không dám về tìm con cô nữa. Cô vẫn lang thang nơi phố chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta vứt đi để ăn. Con trai cô lớn, đi làm và có tiền sang đón cô về. Cô cũng nhất định không về ở. Khi nó cưới vợ, cô vui lắm. Gặp ai ở chợ cũng khoe. Nhưng cô nhất định không sang đó để tham dự lễ cưới của con trai.
Thời gian trôi đi, tôi bận đi học xa, không biết thêm gì về cô nhiều nữa. Một lần về quê qua chợ. Tôi giật mình nhận ra người đàn bà đói khát, đen đúa, bẩn thỉu, rách rưới ở chợ là cô Hằng! Tôi không khỏi xót xa cho một trí thức lỡ bước tình duyên. Nghe nói mẹ cô đã mất từ lâu, không còn nơi lương tựa. Anh trai thì đi làm xa suốt, chị dâu ghét cô như bỏ thuốc độc. Rồi anh trai cô cũng qua đời trong một cơn bạo bệnh. Cô chẳng còn chỗ nào để nương nhờ. Cuộc sống của cô ngày càng cơ cực, đói khát. Ngang qua cái giá cũ nát cô dùng để xin tiền. Như nhận ra người quen, cô xùm xụp cái nón mê cũ nát che kín đi gương mặt nhếch nhác của mình. Nó thả vào cái giá của cô tờ 10 nghìn trong sự suýt xoa của những người quanh đấy. Có người nói cô hôm nay gặp may quá. Có hôm ngồi cả ngày chẳng ai cho đến 2000 khiến nó xót xa đến rơi nước mắt. Nó vội rảo bước đi, nhưng cô Hằng gọi nó giật lại: Hạnh, quay lại cần lại tiền của cháu đi! Cô không lấy đâu! Mày đang còn đi học, làm gì có tiền mà cho cô!? Thì ra cô vẫn nhận ra nó là đứa bé đói khát, khổ sở ở nhà bà ngoai ngày nào! Cô ấy còn biết nó đang là sinh viên! Còn rất tự trọng không nhận những đồng tiền nghèo đói của nó. Nó quay lại, rút tờ 20 nghìn mới cứng cuối cùng trong túi đưa cho cô và nói. Cô Hằng ơi, cô hãy dùng thêm cả số tiền này, mua một gánh rau và bán lại cho người ta. Rất nhiều người đã làm như thế, họ chỉ buôn bán nhỏ. Và họ không phải đi ăn xin. Trông cô sống khổ sở như thế này, mẹ cô ở dưới suối vàng cũng chẳng được yên lòng đâu ạ! Cô Hằng xúc động, run rẩy lắm bàn tay gầy guộc, xanh sao và bẩn thỉu của mình vào tay nó nói: Cô cám ơn cháu. Sao cùng là con của chị Thơm, mà chị cháu thì khốn nạn thế? Chính nó đã làm hại đời cô ra nông nỗi này. Còn cháu thì lại cố gắng tìm cách giúp cô!
Nói đến gia đình, nó lại rất buồn bực. Nó nói: thôi cô bỏ qua đi ạ. Cô hãy cố sống cho tử tế. Giờ cả cháu và cô đều chỉ có thể sống dựa vào chính bản thân mình thôi. Chẳng thể dựa dẫm vào bất kỳ ai. Dựa vào người khác có khi còn bị họ lừa và làm cho cuộc sống của mình khổ sở hơn ấy chứ. Cô lắm chặt tay nó hơn nói: ừ! Cô xin nghe lời cháu! Mắt cô sáng long lanh!
Và cô ấy đã dùng số tiền nhỏ bé của nó để đi buôn rau thật. Với số vốn như thế thì cô ấy biết buôn gì khác cơ chứ? Sau cô thấy buôn rau chẳng lời lãi là bao. Cô mua hạt giống rau và trồng chúng rải rác ở các dia đường, bờ ruộng, góc chợ … Hoặc những chỗ đất hoang cô xin người ta canh tác nhờ. Khi rảnh cô chăm tưới chúng và thu hoạch chúng đem bán lại cho người ta ở chợ. Cuộc sống của cô ấy đã tử tế hơn một chút. Nó cũng mừng cho cô ấy.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét