Hội ở làng Thạch Đà, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội được tổ chức vào ngày mồng chín tháng ghiêng. Tức ngày mồng chín tết Nguyên Đán. Hàng năm vào ngày này làng đều tổ chức tế lễ tại đền thờ Hai Bà ( tục gọi là Đền Thờ Hai Bà Trưng) được gọi là tiệc làng. Nhưng cứ năm năm một lần, là làng mở hội to với một đoàn đón rước kiệu của hai bà Trưng linh đình, rộn rã đi qua những con đường chính của làng. Ngoài ra làng còn tổ chức lễ hội: Làng vui chơi, làng ca hát tưng bừng náo nức với đủ các trò chơi dân gian rất thú vị.
Trung tâm của lễ hội được tổ chức trong khuân viên Đền Thờ Hai Bà Trưng của làng. Tương truyền nơi đó có xác của hai bà trưng trôi dạt vào. Người làng từ đó đã dựng đền thờ hai bà ở nơi đó, và đời đời nối nhau thờ cúng anh linh của Hai Bà Trưng Anh Hùng. Đền được xây dựng to đẹp theo chiều dài biến thiên của lịch sử. Vào thời đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội, do chiến tranh loạn lạc, cùng tư tưởng xóa bỏ tục thờ cúng từ vài nghìn đời nay của nhân dân ta. Cùng với suy nghĩ sai lầm vì cho rằng Xã Thạch Đà có hai đình, hai chùa lên khi nào cứ có người chết là chết hai người. Đền thờ Hai Bà Trưng và Chùa Quang Lộ đã bị tàn phá. Đình thờ Thành Hoàng làng thì bị biến thành nơi sản xuất thủ công của xã, sau thì chuyển thành trường tiểu học, rồi đến ủy ban nhân dân xã. Rất nhiều những di sản quý của Đền Thờ Hai Bà Trưng bị thất lạc trong dân gian.
Cùng với sự tiến bộ của đời sống kinh tế xã hội. Những người dân Thạch Đà đã nhận thức ra sai lầm của mình. Nhất là nhận thấy rõ giá trị và niềm tự hào to lớn của Đền Thờ Hai Bà trưng. Đền Thờ Hai Bà Trưng được nhân dân đóng góp xây dựng lại đàng hoàng, to đẹp vào khoảng từ năm 1990 của thế hệ trước. Tuy vậy, những người già trong làng đã rất đau lòng vì ngôi đền mới xây dựng không đương uy nghi, tráng lệ như xưa. Vào những năm gần đây. Với sự thành đạt của một người con thân yêu của làng là Đại tướng - Bộ trưởng bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh. Nhờ các mối quan hệ và sức ảnh hưởng của vị đại tướng này, Đền Thờ Hai Bà Trưng, Chùa Quang Lộc, Đình Thờ Thành Hoàng Làng, Đường xá, Trường Học ... đã được xây đựng lại một cách " hoành tráng" nhờ các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài xã. Đền Thờ Hai Bà Trưng vì thế mà trở lên uy nghi tráng lệ hơn xưa. Người già trong làng thì gật đầu ngợi khen. Nhân dân trong xã thì nô nức đón mừng. Giờ thì Đền Thờ Hai Bà Trưng trở thành trung tâm văn hóa của xã. Đó vẫn là một nỗi nhớ và niềm tự hào của những người dân xa quê từ hàng ngàn đời nay. Mặc dù nhà nước căn cứ vào những gì còn sót lại, đã kết luận xác hai người phụ nữ trôi dạt về làng không phải là Hai Bà Trưng, mà chỉ là hai vị tướng của Hai Bà Trưng. Nhưng ngôi đền đó vẫn là nơi thờ tự Hai Bà Trưng cùng các vị tướng soái của mình. Đó thật sự là một biểu tượng đẹp. Một niềm tự hào lớn, của những người con Thạch Đà khi nghĩ về quê hương.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét