Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Tiến bộ mỗi

   Ở trên đời nước thì thường chảy chỗ trũng. Một người luôn cho rằng mình hơn người, thì sẽ không thể học hỏi được gì từ những người khác. Một người luôn cho rằng mình là người giàu có, thì sẽ không chiến đấu để tranh giành tiền bạc. Mà họ thường có xu hướng cho mất tiền bạc!

thông minh

      Thế giới có trật tự riêng của mình. Mỗi một cộng đồng, xã hội cũng tương tự như thế. Một gia đình, một tổ chức doanh nghiệp đều có trật tự của nó. Người ta đã thể chế hóa những trật tự này bằng luật pháp, quy định, thông lệ, phong tục tập quán. Một tổ chức, doanh nghiệp, hay gia đình mà không có quy định, trật tự thì sẽ sinh ra loạn. Lúc ấy thì tất cả mọi người sẽ bị tổn thương. Nhưng nếu những trật tự, quy định hà khắc quá, nó không còn phù hợp với thực tế, thì người trong cuộc cũng cần biết linh động, để mọi người đều có thể phát huy hết khả năng, mục đích chung của tổ chức, doanh nghiệp đó đạt được tôt!

cùng chí với

     Sống ở trên đời, xây dựng được một bản lĩnh tốt, cứng rắn, thẳng thắn là một việc rất khó. Khi ấy chúng ta có thể làm mọi việc theo ý chí của mình, không bị chi phối vì ham muốn, mục đích, và sự tác động của những người khác. Bởi vì sau tất cả, khi nhìn lại cuộc đời mình, những thứ có giá trị nhất, những thứ đọng lại trong tâm hồn bản, trở thành giá trị nội tâm của bạn, lại là những thứ bạn tự tư duy, tự hành động, tự quyết định. Người càng có nhân cách yếu, càng có ý chí yếu hèn, họ thường thay đổi ý mình với sự tác động của người xung quanh. Nói một cách khác, họ có chính ý không rõ ràng. Những người gần gũi với họ từ trước, lại có tác động đến sự thay đổi của con người, trở về trạng thái cũ nhiều nhất. Mà thực tế thì con người luôn thay đổi, biến động không ngừng. Đây là lý do vì sao mà người Mỹ lại thường xuyên thay đổi chỗ ở, sống tách biệt khỏi bố mẹ, thay đổi thương xuyên công việc, và rất hay thay đổi bạn đời. Hiện nay, trung bình một cuộc hôn nhân ở nước Mỹ kéo dài trong khoảng 3 năm!

Thân để chạy

     Có một điều là ai trong chúng ta cũng chỉ là những con người. Dù là người giàu có, hay là một người nghèo hèn. Dù là một người chủ của một tập đoàn giàu có, hay là một tay trắng, thì chúng ta cũng chủ là một con người. Vì những điều kiện sống khác nhau, nên chúng ta có những biểu hiện khác nhau mà thôi. Cho nên, dù là một người làm thuê, thì chúng ta cũng cứ cố gắng phát triển nhân cách của bản thân. Chỉ sợ bản thân không tốt, chứ bản thân mà tốt, thì dù là người giàu hay người nghèo đều yêu quý, tôn trọng. Người xưa có câu: Sinh ra một cái tài, thì chắc chắn sẽ có nơi để sử dụng.  thế chúng ta cứ tốt đi. Cứ phát triển nhân cách và tài năng đi. Rồi chúng ta sẽ có cơ hội thể hiện bản thân. Đừng sợ có nhân cách tốt, có tài năng lớn mà bạn vẫn chưa được sử dụng. Bạn chưa có cơ hội để được sử dụng, vì nhân cách và tài năng của bạn chưa đủ độ chín mà thôi. Cứ cố gắng đi, những gì thuộc về mình sẽ mãi mãi thuộc về mình. Khi nhân cách và tài năng của bạn chưa thật sự tốt, mà vì lý do nào khác bạn được ngồi ở vị trí cao. Thì ít khi bạn hạnh phúc thật sự với vị trí đó!

của chính bạn

     Nhiều khi tôi cứ thắc mắc tại sao thường thì con nhà giàu có, sang quý  khi lớn lên lại thành đạt trong xã hội. Ngay cả khi họ không thật sự là những người thành đạt trong xã hội, thì đa phần họ đều là những người tốt trong xã hội. Trong khi những đứa trẻ con nhà nghèo, dù khi còn nhỏ đã tỏ ra thông minh, nhanh nhạy, và hiểu biết hơn những đứa trẻ con nhà giàu, nhưng khi trưởng thành, đa phần chúng không thành đạt. Nhiều đứa lại nối đời nghèo khổ như bố mẹ chúng. Những người xuất thân giàu có, sang quý mà rơi vào ăn chơi, hưởng lạc, và hư hỏng trong xã hội, hoặc những đứa trẻ con nhà nghèo cố gắng vươn lên trong cuộc sống, rồi trở thành những người thành đạt trong xã hội, cũng có, nhưng không nhiều. Và ngay cả những người ăn chơi, hưởng lạc, và hư hỏng có xuất thân giàu có cũng vẫn có những phần nhân cách cao quý hơn người. Còn những người có xuất thân hèn mạt, dù có trở thành những người thành công trong xã hội, nhưng trong con người họ vẫn có nhiều điểm ngã về tâm lý. Vì thế, họ vẫn làm ra những việc không tốt, và có phần yếu hèn trong nhân cách. Bởi vì sự trưởng thành, hay thoái hóa của một con người không phải chỉ kéo dài trong một hay hai ngày. Đó là cả một quá trình phủ định biện chứng lâu dài. Một người tài giỏi vì mắc lỗi sai mà mất hết quyền hành, chức vụ. Thì không có nghĩa anh ta sẽ không bao giờ có cơ hội lấy lại quyền hành, địa vị đã mất. Một người nghèo khổ nhờ trúng sổ số mà trở thành người giàu có. Thì không có nghĩa là người đó sẽ không bao giờ trở thành người nghèo khổ như xưa!

Là tốt đẹp

     Một xã hội được xem là ổn định, phát triển khi một thứ có trật tự của nó. Người nào ở vị trí nào, thì cứ ở vị trí ấy, là luôn cố gắng làm tốt công việc của vị trí ấy. Tôi nghĩ chính sự trật tự đã làm cho nước Nhật Bản phát triển thần kỳ trong thế kỷ 20. Tính trật tự của người Nhật Bản đã làm cho cả thế giới nghiêng mình kính nể trong thảm họa động đất và sóng thần diễn ra vào năm 2011. Trong sự hỗn loạn, đau khổ, mất mát đến cùng cực, cảnh tượng những người dân Nhật Bản xếp hàng dài nhận đồ cứu trợ trọng sự nhường nhịn, hỗ trợ lẫn nhau làm cả thế giới kinh ngạc. Và người ta hiểu ra rằng vì sao một quốc gia bé nhỏ, nơi thường xuyên diễn ra động đất, họ cũng không có tài nguyên, khoáng sản gì mà lại có thể trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới.

ai cũng muốn

      Trong mỗi cơ quan, tổ chức đều có những trật tự và quy định riêng. Mỗi người được phân công nhiệm vụ của riêng mình, và đều cần cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao. Để xây dựng được một mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp, chúng ta cần tôn trọng, lễ độ cấp trên, và không xen vào công việc của đồng nghiệp. Trừ khi có những vấn đề lớn xảy ra, chúng ta có thể tham gia vào công việc của đồng nghiệp. Chúng ta có thể không tuân theo mệnh lệnh cấp trên. Hoặc chúng ta có thể tự ý giải quyết công việc. Còn bình thường chúng ta phải làm việc theo đúng quy định, trật tự của cơ quan, tổ chức!