Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Hồi sinh

CHUYỆN TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN
Chương XXVII: Hạnh phúc được hồi sinh
                     Từ đó sớm tối, ngoài thời gian lo cho công việc. Anh Hà, chị Hương cứ xoắn lấy nhau và cùng nhau chăm sóc hai đứa nhỏ. Chị đang bận học tiếp Thạc sỹ ở Hà Nội, anh bận nâng cao trình độ quản lý để đảm nhận tốt vị trí công tác mới. Họ lại yêu nhau như ngày xưa!
                     Nhận được tiền bằng phát minh sáng tạo, tiền tạm ứng đã mua trang thiết bị y tế cho đảo. Cộng với một chút tiền anh tích cóp được. Nhưng anh Hà  đang chạy ngược chay xuôi mà không có đủ tiền mua một căn  nhà ở Hà Nội cho mẹ con chị Hương tiện việc ăn học. Tôi cũng lo cho anh nhưng mà chẳng biết làm sao.
                     Một buổi sáng đẹp trời, Anh Hà gọi cho tôi ra ngoài khi tôi đang trong lớp học và dúi vào tay tôi một gói thuốc nói uống đúng theo những gì anh đã ghi trên bì thư.
Thuốc mới, rất tốt cho bệnh của em. Không có trong danh mục nhập khẩu của bộ y tế. Anh phải nhờ bạn gửi từ nước ngoài về cho cô đấy. Tôi ái ngại bảo anh: Anh định trả công em vì đã tìm được chị Hương về cho anh hay sao? Mà hết bao nhiêu tiền thế ạ, để em gửi anh? Anh còn lo mua nhà cho tụi nhỏ, làm sao có nhiều tiền… Anh nhìn tôi với đôi mắt có chút buồn dầu. Công xá gì đâu, vì cô là em gái của anh thôi. Mà sao cô dám đào cả cái kênh dẫn nước cho tụi nhỏ?  Cô cũng biết là sức khỏe của cô không chịu được công việc ấy mà! Tôi ấp úng: Tại em muốn tụi nhỏ hưởng một chút hơi ấm từ gia đình bên nội. Làm được điều đó em sẽ rất vui. Và sức khỏe sẽ khá lên. Em không sao đâu ạ! Anh thở dài cái sượt… thôi uống thốc đi, chắc mấy hôm nay cô đang phát bệnh. Bệnh của cô thế nào anh biết! Chính tay anh đã làm phẫu thuật cho cô mà! Rồi anh vội vã quay đi.

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Ảnh minh họa: internet

                     Tôi thì không nói được điều đì nữa. Xé gói thuốc ra để uống ngay vì mấy hôm nay tôi phát bệnh thật. Nhưng mà sao thuốc gì mà nặng thế này: Xoảng … mấy mảng vàng sáng lóa rơi ra, tiếp theo là đô la! Kèm cả một lá thư. Tôi không hiểu chuyện gì đã xẩy ra, bèn đọc hết lá thư đó. Thì ra đó chính là của người bạn năm xưa được anh  Hà, chị Hương giao hết tiền giữ hộ để hai người bỏ trốn nếu việc thuyết phục gia đình không không thành. Nhưng tận mắt chứng kiến cảnh anh Hà cưới vợ, anh ấy đã ung dung ra nước ngoài sinh sống cùng tất cả tiền của hai người để lấy vốn làm ăn. Định bụng sẽ gửi về trả họ khi làm ăn được. Nhưng mà anh ấy đã mất hết liên lạc với cả hai người. Qua người bạn đồng hương Việt Nam mà anh Hà nhờ mua thuốc. Anh ấy mới biết tất cả sự thật. Cả sự đau khổ và bất hạnh mà cả hai người phải chịu đựng vì số tiền anh ấy đã cầm đi. Anh xin trả lại gấp nhiều lần số tiền đó cho anh bằng vàng và đô la!.... Cầu mong hai người tha thứ và vẫn coi anh ấy là bạn! …. Tôi mừng quýnh! Chạy theo gọi anh Hà mãi mà không được! Đúng là bộ đội có khác. Tác phong thật nhanh nhẹn.  Có khi anh tưởng thôi đuổi theo để trả anh tiền cũng lên. Vì tôi càng nhắc đến chữ tiền thì anh tôi càng đi nhanh như chạy ra phía cổng trường. Cuối cùng tôi nghĩ ra tuyệt chiêu! Tôi kêu cấp cứu! Cấp cứu! Anh Tôi quay ngoắt 360 độ trở lại. Bệnh nghề nghiệp mà!... Tôi ôm bụng cười! Hóa ra anh vẫn nghe thấy tôi gọi. Và chị Hương đang đợi anh ở cổng. Ghen tỵ quá đi! … He he he
                     Tôi lật đật chạy ra cổng trường, anh đứng đó cùng chị Hương và cũng đang tự thấy buồn cười vì bị tôi lừa. Khi tôi chạy được đến chỗ anh, chưa kịp thở anh cốc trán bing … cho một cái. Rồi nhéo mũi tôi, hư quá! Dám trêu trọc anh này… Tôi vui quá, suýt khóc! Anh tôi lại trở lên dí dỏm vô tư như ngày nào rồi. Thế mà mọi người trong bệnh viện lại gọi anh là khúc gỗ, là cỗ máy, là người không cảm xúc …. Thật là đáng ghét. Rồi anh ra giọng kẻ cả hỏi tôi: thế còn chuyện gì mà cô lại chạy theo anh nữa? Tôi xòe mấy mảnh vàng sáng chóe theo hình cánh quạt cho anh xem. Và nói: anh nhìn này: nhiều vàng không? Anh Hà chưa hết ngạc nhiên, tôi giơ tập đô la lên nói: cả đô la nữa anh này. Thế này chắc sẽ đủ tiền cho anh mua nhà rồi.… Cả anh và chị Hương đều rất đỗi kinh ngạc cùng hỏi: Em lấy ở đâu ra thế? Tôi bảo ở trong gói thuốc anh vừa đưa cho em. Đây là do anh Đông bạn anh gửi trả anh chị . Chính là số tiền ngày xưa anh  chị nhờ anh ấy cầm hộ để đi trốn. Nhưng sau đám cưới anh Hà, anh ấy đã đem luôn số tiền đó ra nước ngoài để làm vốn kinh doanh. Bây giờ anh ấy trả lại cho anh chị bằng vàng và đô la! …Tôi đưa số vàng, đô la và thư cho anh Hà và nói với chị Hương: Em nhớ ngày đó chị Hương góp tiền đi trốn với anh Hà là: tám trăm sáu bẩy nghìn hai trăm thì phải?...  Chị Hương thẹn quá cốc trán tôi một cái nói, em lại còn nhắc thêm cả 200 đ! Xấu hổ quá đi. Rồi nhìn anh tôi đầy bẽn lẽn. Còn tôi thì cười ha hả…
     

           Nhắc lại chuyện xưa, hai anh chị đều buồn và mặc cảm nhìn nhau. Tôi lại đành giải thích cho chị Hương hiểu việc anh Đông đã cầm cả số tiền của hai người để đi ra nước ngoài. Anh Hà chẳng còn đồng nào để sống và đi tìm chị Hương nữa. Anh cũng không còn mặt mũi nào để tìm gặp chị Hương. Anh chui trộm vào hầm tàu trở hàng, trốn ra đảo Trường Sa… Chị Hương nhìn vào tôi chăm chú, tôi ngại quá lay tay anh Hà nói. Lúc trước anh nói trên đảo, anh đã xây dựng một lâu đài tình ái cho hai người. Sao anh không dẫn chị Hương ra thăm đảo một lần như ngày xưa anh từng dự  định đi ạ? Không phải anh nói khi nhìn thấy biểu tượng tình yêu của anh đắp trên đó. Chị Hương sẽ không giận và tha thứ cho anh hay sao….? Anh Hà ngượng quá, tự dưng bao nhiêu người đang tò mò xung quanh lại nói tình ái làm anh đỏ cả mặt vì ngượng. Tôi bèn cáo lui vào lớp tiếp tục giờ học, để lại không gian cho hai người bên nhau.
                     Tôi biết chắc chắn anh Hà và chị Hương đã có một kỳ nghỉ tuyệt vời bên nhau nơi đảo xa. Tôi biết tình yêu của hai người đã cất cánh bay cao. Tuy còn cần thêm thời gian để chữa lành các vết thương lòng. Xóa đi bớt  những hiểu lầm và cả những chai sần của cuộc sống. Nhưng mà điều cơ bản là họ vẫn yêu nhau và giờ họ đang ở bên nhau.
                     Vì thế tôi cứ mải biết cùng bài vở và những kỳ thi. Đến một ngày tôi tình cờ gặp anh chị cùng nhau đi chợ. Ui cha, chị tôi dạo này trông trắng trẻo, mặn mà và béo tốt hẳn ra. Còn anh tôi thì khỏi phải nói, trông phong độ khí thế cứ gọi là bừng bừng như cách đây hơn mười năm trước ấy. Nói trêu hai người vậy thôi, nhưng tôi vẫn thấy sâu trong đáy mắt chị vẫn còn một nỗi buồn. Kéo anh ra hỏi chuyện thì anh nói không có chuyện gì. Anh đối xử với chị hết lòng hết dạ. Mấy đứa trẻ vẫn rất ngoan và học giỏi. Gặng hỏi mãi thì chị nói, hỏi anh em ý ? Sao lại vẫn sống như thế? …. Mắt chị hơi buồn nhưng nhìn sang thấy anh ở bên thì lại rạng rỡ niềm vui.  Suy nghĩ một lát tôi lôi anh Hà  ra một góc hỏi. Anh chị đã đi đăng ký kết hôn chưa? Lúc này anh mới ngớ người ra.  Giờ thì đăng ký với đăng cót gì nữa? Hai người đã ở bên nhau. Con cái thì đã lớn. Cả gia đình đã thừa nhận chị là dâu con. Đón mẹ con chị về ở chơi suốt. Bác gái cũng lên ở với mẹ con chị suốt. Bên gia đình chị Hương cũng êm thấm, không ý kiến gì. Khi nhắc chuyện xưa: Chỉ tặc lưỡi số con Hương nó khổ, hồng nhan, phận mỏng. Tôi nói: chết chết! Anh làm thế thì không được rồi. Phải bảo bác gái đến thưa chuyện đàng hoàng với mẹ chị Hương. Rồi họ Lê nhà mình cũng phải đem một cái lễ sang bên nhà bác ấy. … Không cần phải to lắm, nhưng nhất định phải có cho có đủ phép tắc. Dù sao chị Hương cũng là con gái duy nhất của bác Hòa…. Anh Hà nói ừ nhỉ? Để anh hỏi chị Hương đã nhé! Chẳng biết anh nói với chị Hương thế nào mà chị ấy ôm vào cổ anh giữa phố chợ đông người mà hôn choen choét! Ha ha…. Cuối tuần sau là đám cưới muộn của anh chị ấy. Không quá hoành tráng nhưng cũng không nhỏ chút nào. Cũng rình anh áo sống, khách khứa tưng bừng. Tiếc là tôi hôm đó lớp tôi phải thi liền mấy môn một hôm nên không về được. Hôm đó cả nhà đã rất vui.

 hạnh phúc
Ảnh minh họa: internet


                     Tôi cứ bận học suốt, chẳng về nhà nhiều. Anh chị cũng bận công tác suốt. Có một lần anh gọi cho tôi nói chị Phương mang thai, anh chị đang lung túng quá, chẳng biết làm sao? Cả hai giờ đều là cán bộ lãnh đạo nhà nước mà lại sinh con thứ ba thì không ra sao cả. Nhưng mà anh muốn chăm sóc chị khi yếu ớt nguy hiểm để bù đắp việc ngày xưa chị đã phải vượt cạn một mình trong hờn tủi. Còn chị chị thì không thể bỏ đi giọt máu của anh Hà trong người mình được. Nó là biểu tượng tình yêu thiêng liêng của hai người. Thế là tôi lại động viên anh chị cứ sinh cháu bé ra. Nhưng mà nhờ sự tư vấn của cán bộ chuyên trách về trường hợp những gia đình khá giả muốn sinh con thứ ba. Hơn nữa về lý, hai đứa trẻ đầu của anh chị được sinh ra nhiều năm trước khi anh chị kết hôn. Vì thế cuộc hôn nhân hợp pháp mà anh chị đang có chỉ có đứa trẻ đang sắp chào đời là con thứ nhất mà thôi. Nếu rủi mà bị  cắt chức, khéo anh chị càng mừng hơn vì có thêm thời gian dành cho nhau và cho con cái ấy chứ…  Cuối cùng thì anh chị tôi cũng sinh hạ thêm một cô công chúa nữa. Họ cũng bị khiển trách qua loa gì đó tôi cũng không được rõ lắm. Nhưng mà ai cũng hiểu, thông cảm và chúc mừng hạnh phúc của họ. Giờ mỗi lần nghĩ đến họ, tôi không còn cảm thấy ray rứt vì những nỗi đau mà họ phải ghánh chịu. Mà tôi luôn thầm cảm phục tình yêu lớn lao mà họ đã dành cho nhau. Cảm phục cả những hi sinh to lớn mà họ dành cho gia đình. … Cuộc sống sẽ đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều khi chúng ta biến cống hiến và hi sinh đúng đắn.

Hết
                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết

>> Chương IIGia đình bác tôi

>> Chương III: Anh Hà và chị Hương

>> Chương IV: Chuyện sau lũy tre làng

>> Chương VKẻ thứ ba xấu xa


>> Chương VII: Cuộc hôn nhân ép buộc

>> Chương VIII: Cuộc chiến sinh tồn






>> Chương XIV: Ân hận dày vò

>> Chương XV: Tình yêu và nỗi đau

>> Chương XVIHành trình tìm kiếm

>> Chương XVII: Sự thật bất ngờ



>> Chương XXI: Tình sâu nghĩa nặng

>> Chương XXII: Nghĩa tình đồng đội


>> Chương XXIV: Kẻ ác vẫn là kẻ ác

>> Chương XXVI: Nồi nào vung ấy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét