Ngày nhỏ sống ở làng, nó nghe những người làng nói cô A hay cô B bị người dân tộc họ “ chài” lên khổ lắm! Không biết gì nữa! … Trong con mắt của những người dân quê nókhi ấy, “ chài” là một loại phép thuật kỳ bí của người dân tộc thiểu số. Người bị “ chài” sẽ mất hết đi những ý thức của riêng mình, nhất nhất nghe theo ý của người đi “chài”. Gia đình nhà ai mà có người bị “ chài” thì đó là một cái họa lớn! Ai cũng rất sợ việc bị “ chài”!
Lớn hơn một chút, nó nghĩ “ phép chài” chỉ là những lời đồn đoán vô căn cứ. Là một dạng của mê tín dị đoan không đáng quan tâm. Nhưng mà nghe người làng nói nhiều đến “ tục chài” của những người dân tộc thiểu số miền bắc Việt Nam quá. Nó cũng rất tò mò.
Ngày nó học đại học, trường trung cấp mà trường nó học nhờ có rất nhiều các con em của đồng bào dân tộc thiểu số xuống học. Họ học theo diện cử tuyển của tỉnh, hoặc theo chế độ ưu đãi học bổng của trường. Chính nó cũng có những người bạn người dân tộc thiểu số rất tốt. Nhớ đến sự tò mò về tục “ chài” của người dân tộc thiểu số vùng cao. Nó đem chuyện đó hỏi các bạn người dân tộc xem thực hư chuyện đó là như thế nào. Tiếc quá, các bạn của nó đều không biết về tục đó. Họ cũng nghe nói ở bản có thầy dạy người ta cách “ chài” người. Nhưng việc đó là “ ác”. Vì đôi khi người bị “ chài” không hợp với người “ đi chài” nhưng vẫn phải theo. Cuối cùng thì cả hai đều khổ. Mới nghe đến đó nó thấy “ sởn cả da gà”. Thì ra tục “ chài” là có thật! Nó rất muốn tìm hiểu về tục “ chài” và cách phòng tránh nó. Nhưng chính các bạn của nó cũng không biết. Nhiều bạn của nó là người dân tộc thiểu số thật, nhưng đến tiếng nói và phong tục của dân tộc họ cũng không biết. Các bạn nó đều muốn học theo lối sống và phong tục … của người Kinh. Họ tự nhận họ là những người dân tộc “ mất gốc”!
Một ngày buồn lang thang ở sân trường. Vì các bạn nó học xong và đã về quê hết. Nó thấy mấy em người dân tộc vùng cao vừa mới nhập trường đang khóc mếu trông thật đáng thương. Qua cách cư sử, suy nghĩ của họ, nó cũng đoán được đôi chút là các em ấy thuộc người dân tộc gì. Vì nó đã tìm hiểu khá kỹ điều đó ở trong bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Nó không muốn vô tình làm các bạn nó bị tổn thương vì không hiểu biết những phong tục, tập quán, lối sống, suy nghĩ riêng của những dân tộc khác nhau. Mong muốn về tìm hiểu “ tục chài” đã thôi thúc nó làm quen với các em ấy. Ban đầu các em ấy rất sợ nó, không tin nó, sợ nó là người xấu đang có ý xấu với họ. Chính các em ấy cũng đã được căn dặn thật kỹ việc cảnh giác với người Kinh, vì họ … hay “lừa” làm nó buồn lắm. Nó nói thẳng mong muốn của mình cho các em ấy mà hứa sẽ giúp những gì em ấy đang cần. Coi như đó là một điều kiện trao đổi. Nó cũng nói nó là người tốt, có nhiều thiện ý với người dân tộc thiểu số. Và nó có khá nhiều bạn là người dân tộc thiểu số. Nó còn nói ra một số tên bạn nó, quê quán, lớp, dân tộc gì … Các em ấy vẫn không tin nó, nó buồn và thấy thất vọng, cả tự ái nữa. Vì nó là người tốt mà!
Reng …reng …reng … điện thoại của nó reo vang. Một số lạ! Nó bắt máy thì mới vỡ lẽ ra số đang gọi cho nó là của một cô bé trong nhóm người dân tộc thiểu số kia. Thì ra cô bé là em gái của một đứa bạn nó. Bạn nó đã viết cho cô bé này một mảnh giấy rằng: Là người Kinh, chỉ có thể tin chị Hạnh, có việc gì thì nhờ chị ấy giúp, chị ấy là người tốt và số điện thoại của nó. Nó xúc động quá, thì ra nó đã ở một vị trí rất quan trọng trong lòng những cô bạn dân tộc thiểu số bé nhỏ của mình.
Mấy cô bé ấy thấy vậy, như tìm được chỗ dựa bèn òa khóc nức nở với nó. Bao nhiêu bức xúc suốt mấy hôm nay được các em ấy nói ra trong cơn buồn bực bằng tiếng … dân tộc! Làm nó chẳng hiểu gì hết, cứ ngây người ra. Có chú quản sinh ngang qua phải phì cười về cảnh tượng đó. Chú ấy phải nói to, chấn tĩnh các em ấy và giải thích chị Hạnh là người Kinh không hiểu tiếng của các em đâu! Các em phải nói với chị ấy bằng tiếng Kinh thì chị ấy mới hiểu.
Một chàng cười ra nước mắt của cả nhóm vang lên. Hóa ra các em ấy mới xuống dưới xuôi. Phong tục, tập quán, lối sống, suy nghĩ bị vấp nặng. Tiếng Kinh vẫn chưa sõi lắm. Nhất là khi xúc động. Các em ấy đã bị coi thường và đối xử không công bằng ở đây. Với lại, các em ấy quen sống ở nhà sàn, trên núi cao. Việc được phân ở tầng 1 của dãy nhà ký túc khiến các em cảm thấy bị xúc phạm. Vì theo tập quán nơi các em sống, tầng một chỉ dành cho … gia súc ở! Tiện có chú quản sinh đứng gần đó, nó xin chuyển phòng của các em ấy lên tầng ba. Chú quản sinh đồng ý ngay, vì cũng không có ảnh hưởng gì đến ai. Các em ấy vỗ tay rào rào. Cả bọn cười như nắc nẻ.
Nó cũng giới thiệu cho các em ấy mấy thứ cần biết để không mắc sai lầm khi sống ở đây. Các em ấy đều rất vui. Cảm ơn nó. Rồi các em ấy hội ý bí mật lắm. Có một việc rất quan trọng cần tuyên bố. Và các em ấy quyết định tiết lộ một số bí mật không phải là thông tin thuộc loại “ tối kỵ” về tục “ chài” cho nó. Nếu tiết lộ “ bí mật của dân tộc mình về tục chài” thì sẽ bị phạt rất nặng. Có khi còn bị mất mạng nữa! Nhưng những điều ai cũng biết, không quan trọng lắm, các em ấy đã quyết định nói với nó. Vì nó là một người bạn tốt của người dân tộc thiểu số vùng cao.
Một em người dân tộc Thái nói tiếng Kinh sõi nhất trong nhóm được cử ra nói cho nó một số kiến thức về “ tục chài”, mà không vi phạm điều luật cấm kỵ nghiêm ngặt của dân tộc mình. Thì ra, “ tục chài” là có thật. Có nhiều kiểu “ chài” như chài chó, chài yêu, chài ngây dại… Người bị chài chó sẽ có cuộc sống khổ sở như một con …chó. Người bị chài yêu sẽ bước qua tất cả các danh giới của đạo đức, luân lý, lợi ích … để được ở bên người mình yêu. Người bị chài ngây dại sẽ suốt ngày ngây ngây, dại dại. Chẳng biết làm ăn, tư duy gì cả! Họ trở thành một kẻ ngu ngốc. Tục “ chài” dựa vào sự tổn thương, mặc cảm, hổ thẹn hay sự dối trá của người bị “ chài”. Gây dựng niềm tin tưởng tuyệt đối vào người đi chài. Và bí mật tiêm nhiễm, khuếch đại niềm đam mê trong người bị “ chài”. Tạo ra những sự gần gũi, đồng điệu … mà chính người “ bị chài” không biết, cứ tưởng đó là sự “ tự nhiên”. Xét ở khía cạnh khoa học, “ tục chài” của người dân tộc thiểu số gần giống như hiện tượng thôi miên. Người bị “ chài” sẽ rơi vào niềm đam mê với người đi “ chài” trong vô thức. Người bị “ chài” sẽ nhất nhất nghe theo “ người đi chài”. … Cách duy nhất để tránh bị “ chài” là sống chân thành, thật thà!
Chỉ vậy thôi. Những thứ khác như về “ cách để chài người khác” … thuộc về tuyệt mật. Nếu ai bị phát hiện đã truyền bá bí mật dân tộc mình cho người dân tộc khác sẽ bị Giàng phạt vạ rất nặng. Có khi người đó bị mất mạng, cả nhà người đó bị vạ lây, khổ sở thêm mấy đời sau nữa. Các em ấy thì hốt rúm khi nghĩ về những hình phạt sẽ phải gánh chịu nếu tiết lộ bí mật cho nó. Nó cũng chẳng muốn hỏi thêm để làm khó các em ý mà tội nghiệp. Biết thêm về “ tục chài” để mà phòng tránh, và hiểu biết thêm về những điều kỳ bí của người dân tộc thiểu số vùng cao mà thôi. Thì ra “ tục chài” là có thật. Nói một cách khác, “ tục chài” là bí quyết để những cặp vợ chồng kết hôn không phải vì tình yêu mà sống với nhau đến trọn đời được. Đó là một cách chinh phục người đàn ông hay phụ nữ của mình. Nếu người biết “ chài” mà “ chài” linh tinh khắp nơi. Thì người đó đã phạm vào luật của trời. Hậu quả người đó gánh chịu sẽ rất nặng nề, có khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Thế lên bạn cũng không lên lo lắng quá vào “ tục chài” của người dân tộc thiểu số vùng cao phía bắc nhé! Người biết “ chài” sẽ không dại gì mà “ chài” linh tinh khắp nơi để mà mang họa vào thân cả.
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét