Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Nghiêp vụ

 Chuyện ở bệnh viện
                                                                Truyện dài: PTH
Chương XXII: Chuyện tại trường Trung học Nghiệp Vụ I

Ngẫm lại chuyện đó thật cam go. Cô ấy vừa đến giảng dậy lớp cô, vừa tranh thủ hoàn thành luận án tiến sĩ. Đề tài nghiên cứu của cô là việc tăng lương hưu của cán bộ nhà nước. Cần phải có ý kiến của nhân dân. Theo một thang bậc nhất định, tóm lại là nếu có khoảng 3000 phiếu thăm dò ý kiến đồng ý thì được công nhận là đề tài cấp bộ, ít hơn thì sẽ là đề tài cấp sở, cấp trường, cấp khoa… Nếu là đề tài cấp khoa, thì cô ấy phải bảo vệ trước khoa, trường, sở rồi mới đến bộ. Nói vậy để hiểu cái ý nghĩa rất lớn của các phiếu thăm dò ý kiến trong nhân dân này của cô Hoài.
Vì là một thành viên nhỏ trong ban cán sự lớp. Nên cô đã có dịp được gần gũi và nghe cô Hoài tâm sự.
Cô ấy rất muốn được trao đổi thẳng thắn với bộ trưởng về một số bức xúc của mình…. Còn cô, cô thầm cảm phục sự thẳng thắn, trung thực và mạnh mẽ của cô Hoài. Nếu cô được sinh ra trong một gia đình tủ tế. Nếu cô có một điều kiện nuôi dưỡng và giáo dục tốt. Thì có thể cô đã trở thành người giống như cô ấy. Có thể giờ cô cũng đang bận rộn với luận văn phó tiến sĩ chứ không phải đang rọt rà rọt rẹt trong lớp đại học tại chức như thế này.
Xót xa cho số phận của mình, cô lại thấy yêu mến và ngưỡng mộ cô ấy hơn. Nhìn sự tự tin tuyệt đối vào tài năng của mình trên gương mặt cô ấy, cô thật sự muốn làm gì đó giúp cô ấy đạt được ước mơ. Ước mơ mà cô từng ao ước khi còn thơ bé: trở thành một vị tiến sĩ! Cô thấy mức độ quan trọng của đề tài sẽ tăng lên theo số lượng phiếu thăm dò ý kiến. Cô quyết định sẽ giúp cô ấy chuyện này. Chả gì thì ở ngôi trường trung cấp này, uy tín và quan hệ quen biết của cô cũng đủ giúp cô ấy chuyện này. Còn cô ấy thì rất bận rộn với những phần khác quan trọng của luận án. Sau khi cô giáo đưa cho lớp cô phiếu, hướng dẫn cách làm. Rồi bận rộn quá quên giao cho lớp B, mà sĩ số của lớp B gấp 3 lần lớp cô. Vì ở trong ký  túc xá, lớp A và lớp B ở  lẫn lộn. Cô biết chuyện này và đoán là cô quên. Thế nên cô đưa cho cán sự lớp B  làm và dặn mỗi người làm 2 phiếu thay vì 1 phiếu như cô Hoài đã nói trên lớp cô. Cô nhờ thầy  ở trường trung cấp cũ lấy ý kiến thăm dò của toàn bộ tập thể cán bộ nhà trường và các sinh viên trong trường. Tính ra sơ sơ cũng được khoảng 3000 phiếu!
Trường cũ của cô  có một lớp đặc biệt gọi là hệ cơ sở. Lớp này học 3 năm thay vì hai năm như các lớp khác. Đối tượng tuyển sinh của lớp này là từ hết lớp 9. Vì thế chất lượng đầu vào của lớp này phải nói là kém nhất trường. Và để chất lượng đầu ra bằng nhau. Lớp này được đào tạo đặc biệt. Học nhiều và những giáo viên tốt nhất trường giảng dậy. Lớp này trực thuộc phòng đào tạo. Chính cô đã từng học lớp này của trường trước đây. Vì sự cố trượt tốt nghiệp trung học phổ thông. Sinh viên của lớp này đa phần bị sinh viên lớp khác trong trường coi thường, đôi khi xúc phạm. Trong một lần thấy những em học sinh lớp này bị xúc phạm vì là học sinh dân tộc thiểu số và ở lớp cơ sở. Cô cảm nhận sâu sắc nỗi đau của họ. Cảm thấy như chính mình bị tổn thương. Sinh viên lớp cơ sở thì sao chứ? Cứ học lớp cơ sở là rốt nát à? Nói người khác vậy chắc gì các em ấy đã hơn họ? Bây giờ các em dè bỉu, coi thường họ vì họ kém hơn các em. Nhưng khi em bước qua cổng trường kia, chỉ cần là sinh viên trung cấp của trường này là bị coi thường rồi…. Cô bức xúc và nói giúp vài lời cho các em ý.
 sinh viên trung cấp
Các em ấy là học sinh dân tộc thiểu số vùng cao, mới xuống đây học. Sự hòa nhập cộng đồng có kém thật. Và cô lặng lẽ giúp đỡ các em ấy tất cả những gì có thể. Thậm chí có cô giáo còn lớn tiếng bảo cô đừng chơi làm gì với cái “ bọn học sinh lớp cơ sở”! Cô đau lòng muốn ứa nước mắt! Chỉ mới vài tháng trước đây, cô cũng là sinh viên lớp cơ sở! Cô cũng b coi thường như họ! Cô giáo ấy chắc là mới về trường nên cô ấy không biết cô thậm chí là học sinh cá biệt của trường. Cô ấy chỉ thấy cô đang học lớp đại học tại chức, là cán sự lớp. Và là một sinh viên mẫu mực.
Cô thấy yêu quý những người bạn nhỏ này lạ kỳ. Vì cô và các bạn cùng chung những người thầy. Cùng chung một chương trình đào tạo đặc biệt. Nên có thể nói là: Huynh đệ đồng môn!  Chiều chiều, cô cùng những người bạn nhỏ này chơi thể thao. Khi thì bóng chuyền, khi thì cầu lông. Cô cùng cười và đôi khi cùng khóc với  họ. Bọn cô đã trở thành những người bạn thân từ khi nào không ai biết. Có bạn người dân tộc Tày, có bạn người dân tộc Thái, có bạn dân tộc Cao Lan, có bạn dân tộc Dao, có bạn dân tộc Hà Nhì, có bạn người Ê đê … Đó là một phòng trong ký túc xá. Còn cô, cô hay trêu trọc mọi người, cô cũng là người dân tộc. Nhưng mà dân tộc gì thì bí mật! Ý của cô là: Cô là người dân tộc Kinh! ….
Các em ấy bị tổn thương khá nhiều bởi người Kinh đã hình thành thói quen coi thường người dân tộc. Gắn người dân tộc với sự lạc hậu, ngu ngốc, nghèo làn và u tối. Còn cô, cô lặng lẽ chữa lành các vết thương trong lòng họ. Trong mắt cô, những người bạn này thật tuyệt vời. Họ nói tốt tiếng của dân tộc họ, và nói tiếng Kinh không khác tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra còn biết tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Có bạn còn thông thạo cả 2 loại tiếng dân tộc. Do cuộc sống đan xen giữa các dân tộc thiểu số vùng cao. Và có bạn bố là người dân tộc Tày, mẹ là dân tộc Dao, thế nên bạn am hiểu cả hai ngôn ngữ và nền văn hóa của hai dân tộc đó…. Tóm lại các bạn ấy như những nhà ngôn ngữ học. Vì thế cô rất ngưỡng mộ các bạn. Ngoài ra, các bạn ấy còn rất thật thà, trung thực. Ham học hỏi và cầu tiến. Rất biết quan tâm và chia sẻ với người khác. Đó thật sự là những người bạn tốt. Các bạn thường yêu mến và trêu trọc gọi cô là gấu Pu!
Hôm ấy, là ngày thu phiếu thăm dò ý kiến của lớp. Cô Hoài giật mình vì đã quên không nhờ lớp B làm phiếu thăm dò ý kiến. Cô giáo gọi cán sự lớp thuộc hệ chính quy của trường đại học thương mại ( chắc là lớp cô chủ nhiệm). Vì cô ngồi bàn một lên nghe rõ sinh viên nữ đó thưa gửi đầy lễ phép với cô và hốt hoảng vì quên đưa cho lớp làm phiếu thăm dò giúp cô Hoài. Rồi rối rít xin lỗi cô giáo. Cô Hoài cứng đơ người vì sợ! Vậy là đã hai lớp sinh viên không có phiếu thăm dò ý kiến theo kế hoạch của cô. Chưa kịp tắt máy, thì sinh viên ấy tưởng cô Hoài đã tắt máy bèn oang oang nói với bạn: Cái con mụ ấy tưởng là giáo viên thì có gì là to? Học xong trên lớp là hết. Sao dám nhờ vả tao, còn lâu nhé…. Cô Hoài  tái mặt vội vàng tắt điện thoại. Mấy chục con mắt đang nhìn vào cô Hoài! Cô muốn bật khóc! Bật khóc vì sự tráo trở hai mặt khác biệt của một sinh viên ưu tú mà cô tin tưởng. Bật khóc vì cô đã không đủ thông minh để nhận ra bản chất của con người hai mặt ấy. Cô Hoài không thể tin được! Cô giáo bị sốc!
 Cô động viên cô Hoài bình tĩnh,gác mọi chuyện sang một bên. Lo cho luận án tiến sĩ đã. Và cô thông báo với cô giáo một tin vui là cô cũng đoán là cô Hoài bị quên không nhờ lớp B làm phiếu thăm dò ý kiến. Nên cô tự ý đưa cho chị lớp phó lớp B triển khai ở lớp B, còn bảo mỗi người làm từ 2 phiếu trở lên. Vì thế cô nghĩ cô giáo sẽ không bị hụt số phiếu theo dự định đâu ạ….. Cô giáo thoáng một chút vui mừng, nhưng mà đôi mắt u uất lại xuất hiện. Cô giáo cắt ngang lời cô nói: Bây giờ cô không tin vào ai nữa. Đem phiếu đến đây. Cô sẽ tin! Cô Hoài thật sự muốn khóc mà không khóc được. Cô đang là một  phó tiến sĩ trên bục giảng!
Cũng phải thôi! Cô chỉ là một sinh viên đại học tại chức bé nhỏ. Lời nói của cô sao sánh bằng cô sinh viên lớp trưởng thuộc hệ chính quy của đại học Thương Mại kia. Vậy mà cô ấy đã lừa dối và có bụng dạ xấu xa với cô giáo. Cô thì là cái gì so với cô sinh viên ấy. Cô Hoài không tin cô cũng là một lẽ thường tình. Nhất là cô và cô ấy mới gặp nhau chưa hết một tuần.
Reng reng! Điện thoại cô reo vang! Chị Hạnh  lớp phó học tập lớp B. Cô nói với cô là chị lớp phó học tập buổi tối gọi đến và bật loa cho cô nghe để cô yên tâm.
- Tiếng chị Hạnh  lanh lảnh trong điện thoại: Hoàng Lan  ơi, cô giáo chả nói gì bên lớp chị về phiếu thăm dò ý kiến cả. Em có đùa chị không thế? Hôm em bảo chị đưa cho lớp làm là ngày cá tháng tư. Chị không nghĩ em lại quá đáng đến mức đem chuyện lớp ra để đùa chị. Tối nay chị đem nộp nhỡ cô bảo không phải thì bọn ở lớp chửi chết chị! …
- Cô vui mừng hỏi chị: Được bao nhiêu phiếu hả chị?
- Chị ấy nói: Em bảo cô dặn từ hai phiếu trở lên, càng nhiều càng tốt. Nhưng mà cả lớp mỗi người chỉ làm hai phiếu thôi. Bây giờ chị không biết đâu. Em phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những cái phiếu này đấy!
- Cô chấn an chị ấy! Không sao mà! Chị yên tâm đi, em sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này. Cô giáo đang rất cần những cái phiếu ấy bây giờ. Chị có thể bớt chút thời gian đem đến lớp bây giờ để cô an tâm không ạ?
- Chị Hạnh: Chị đang định nói với em điều ấy, để chị thay đồ đã
- Cô giọng trêu trọc: Thôi chị vào luôn đi! Em thấy chị mặc gì cũng đẹp mà.
- Ừ để chị vào ngay!
Dù ai cũng nghe rõ cuộc điện thoại, nhưng cô vẫn nói với cô giáo: khoảng mười  phút nữa chị Hạnh sẽ đem phiếu thăm dò của lớp tối đến! Nét mặt cô tươi tỉnh hẳn ra. Cô giáo nói cám ơn cô. Rồi ra hành lang gọi điện cho các đồng nghiệp, mà cô nhờ vả về việc lấy  phiếu thăm dò ý kiế , giúp cô giáo trong tập thể giáo viên và  sinh viên của trường đại học Thương mại.  Tại cô bận đi công tác ở tỉnh, còn họ từng là cô giáo của cô. Lại rất nhiệt tình động viên và giúp đỡ cô. Cô hoàn toàn tin tưởng ở họ!…
Phụ nữ mặc đồ đen
          Có người mặc bộ đồ đen, bịt mặt, đội nón lụp xụp vẫy cô gia hành lang và dúi vào tay cô tập phiếu rồi nói: em cầm cái của nợ này giúp chị luôn đi. Chị sợ lắm, nhỡ không phải cô giáo bảo lớp chị làm thật thì lớp nó mắng chết chị. Cô đỡ lấy những lá phiếu quý giá đó mà lòng vui mừng khôn xiết nói lời cám ơn chị. Và động viên mấy câu để chị ấy yên tâm.  Chị ấy thật tốt, nhiệt tình và sống chan hòa với mọi người. Cô cầm tập phiếu thăm dò vào lớp, các bạn hỏi: Ai đưa cái gì cho Hoàng Lan  thế?
Cô tỉnh queo: Chị bạn cho tập giấy để cô làm nháp ấy mà!
- Chị Hạnh ở đâu lao vào: mắng mỏ te tua cho cô một trận. Em đúng là đồ mất dạy?!...  Sao em lại có thể đùa giỡn với chị đến mức như thế? Bây giờ chị phải đối mặt với cả lớp ra sao… Rồi chị ra hành lang nức nở…
- Cô vội chạy ra vòng tay từ đằng sau ôm lấy chị, xin lỗi chị em chỉ đùa mấy bạn trong lớp em thôi mà. Việc phiếu thăm dò ý kiến là có thật. Nhưng cô giáo đã quên không nhờ lớp chị làm. Vì thế em đã nhờ chị bảo lớp chị làm. Cô giáo đang thật sự rất cần những cái phiếu đó. Chị vừa làm được một việc của người hùng đấy ạ! Không tin chị ra hỏi cô giáo đi!
- Nét mặt chị Hạnh  thư thái tươi cười trở lại. Chị nói: Thật thế ah? Không phải là do bị lừa là tốt rồi. Thôi chị đi về đây. Rồi chị te tái đi mất. Tại chị đang mặc đồ ở nhà, ở trường như thế chẳng hợp ngữ cảnh chút nào.
- Cô nhận được điện thoại thông báo của thầy là 9h sẽ đem toàn bộ phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ giáo viên nhà trường và sinh viên trong trường lên lớp cô. Cô mừng quýnh. Tuy cô đã nhờ thầy giúp cô giáo, nhưng chưa biết kết quả thế nào nên cô chưa dám nói ra. Bây giờ thì kết quả thật hoàn hảo. Hai khóa sinh viên khoảng hơn hai nghìn phiếu, giáo viên và sinh viên được khoảng một nghìn. Vậy là nhiều khả năng những phiếu ở đây đã đủ để đề tài nghiên cứu của cô giáo đạt cấp bộ.
Cô bước về cuối hành lang, nơi cô đang điện thoại. Định lựa cơ hội nói với cô tin mừng này thì những gì cô nghe được thật là xót xa.
- A lô, Hoài đấy ah! Hôm nay là hạn chót nộp phiếu thăm dò ý kiến. Em chuẩn bị đến đâu rồi? ( Giọng thân mật và đầy lo lắng).
-  Dạ em cám ơn cô. Em mới có một ít phiếu thăm dò ý kiến của các em sinh viên ỏ trên này ạ!  
- Ừ, cô là cô tin tưởng ở em lắm! Cái con bé Hoài này vừa ngoan lại vừa tài ( cô ấy quay ra nói với ai đó)…
- Thưa cô,  việc lấy phiếu thăm dò ý kiến của em ở trường mình đến đâu rồi ạ!
- Ơ cái con này, việc lấy phiếu thăm dò ý kiến là của em sao lại hỏi cô. Học nhiều quá sinh đãng trí bác học rồi em ơi!... Ha ha ha…
- Dạ thưa cô, không phải cô đã hứa đảm bảo với em là sẽ lấy ý kiến của toàn bộ giáo viên và  sinh viên toàn khoa giúp em rồi sao ạ?
- Ơ thôi chết rồi! …
- Cô quên mất! ….
-  Cô xin lỗi em. ….
- Sao cái con này số lại khổ thế nhỉ?....
Không sao, cô đảm bảo đề tài của em sẽ vượt qua cấp trường. Toàn người nhà mà, em không phải lo đâu!
- Cô Hoài  chân như khụy xuống, tay cô cố bấu vào lan can! Chút tỉnh táo cuối cùng cô cố nói giọng bình tĩnh nhưng đã lạc đi: Dạ vâng, thưa cô. Em gác máy đây ạ! Tay cô có vẻ cứng đơ, tay không động đậy được gì cả.
Đầu giây bên kia oang oang: Ha ha ha,…  tao đi lấy phiêú thăm dò ý kiến cho mày để sau này mày lấy chức của tao à… . Em  còn non và xanh lắm nhé!... Ha ha ha…
Cô định chạy vào lớp để cô Hoài không cảm thấy khó xử về sự ngốc nghếch của một phó tiến sĩ vốn chỉ biết đến học, học và học mà thôi trước mắt sinh viên… Cô đã hơn một lần tin tưởng và giao phó việc quan trọng cho nhầm người. Giấc mộng được nói vào mặt vị bộ trưởng những suy nghĩ của mình đang dần tan thành mây khói. Nhưng mà cô Hoài  đã thấy cô. Có thể còn nghĩ cô đang cố ý  tò mò nghe chuyện của cô. Cô không được hài lòng về điều đó.  Dáng cô Hoài thất thần bước vào lớp. Cô giáo nói lời cám ơn cả lớp. Và chia sẻ có lẽ tất cả công sức của cô và các em bấy lâu cho đề tài này sẽ thành công cốc rồi. Mắt cô rưng rưng nhưng mà không khóc được. Cô Hoài vẫn đang là giảng viên trên lớp mà!
Cô nhẹ nhàng động viên, chấn tĩnh và tin tưởng cô Hoài. Cô Hoài thẳng thắn nói ra: Em đừng có cố tỏ ra là không nghe được cuộc điện thoại của cô vừa nãy đi. Làm sao đề tài của cô vượt qua đề tài cấp trường để đến cấp bộ. Làm sao họ để cho cô vượt qua cấp trường!? …
- Cô  biện minh: Xin lỗi cô, em không cố ý nghe trộm cuộc điện thoại của cô. Em chỉ định thông báo với cô một tin vui là 9h các em sinh viên của trường Nghiệp Vụ I sẽ đem các phiếu thăm dò của toàn bộ cán bộ, giáo viên và sinh viên nhà trường đến cho cô ạ. Được khoảng hơn hai nghìn phiếu… Nếu thiếu số phiếu để đạt đề tài cấp bộ, em nghĩ sẽ không nhiều. Vì thế  mỗi người trong lớp sẽ làm giả vài cái, thế nào cũng đủ ạ!
Mắt cô Hoài  lóe sáng, tim cô đập mạnh. Nhưng mà cô lại hơi trùng xuống. Cô tin làm sao nổi một em sinh viên đại học tại chức nhỏ bé như cô lại làm được việc lớn như thế. Nên  cô giáo lại thở dài buồn bã. Như hiểu tâm lý đang choáng và sốc của cô giáo. Cô  nhẹ nhàng nói với cô: Đúng là em không tự làm được, nhưng em đã nhờ thầy và các bạn giúp. Họ đều là những người có thể tin tưởng được ạ.
Cô giáo  im lặng một lát. Để cho những tia hi vọng vừa bị tắt ngấm nhen lên. Rồi cô Hà lại cả quyết, nếu thật thì em gọi điện bảo thầy đem lên ngay đi!
Cô hơi lúng túng, rất muốn làm hài lòng cô. Nhưng mà thầy đã nói là 9h đem đến lớp thì nhất định sẽ là thế. Thầy chưa bao giờ nói gì sai với cô. Hơn nữa, đây là chuyện nhờ vả không công. Làm sao cô dám gọi điện thúc bách thầy?
Rồi cô cũng thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình: Thưa cô, thầy em đã nói 9h sẽ đem lên thì em nghĩ cô giáo  cứ chịu khó đợi thêm một chút ạ. Nếu quá 9h thì em sẽ gặp thầy trực tiếp ạ. Thầy em chưa từng nói sai với em ạ!
Cô giáo tròn mắt ngạc nhiên trước sự tin tưởng tuyệt đối của cô trò nhỏ với người thầy cũ. Hơn ai hết, cô hiểu lấy ý kiến của toàn bộ cán bộ, giáo viên,  công nhân viên cùng toàn thể sinh viên trong trường cả một trường trung cấp là một điều không hề đơn giản. Trong mắt cô có niềm xúc động, sự cảm ơn và khấp khởi mừng vui và lo lắng …
Reng reng,…  ai đó trong lớp đã cài giờ báo chuông. Đúng 9h, cả lớp còn đang ngơ ngác thì thầy xuất hiện trước cửa như một vị anh hùng cứu tinh cho cô giáo. Không khí im lặng và căng thẳng hồi hộp của cả lớp vỡ òa khi thầy nói: Xin phép cô và cả lớp ít phút để người của tôi chuyển toàn bộ phiếu điều tra thăm dò ý kiến của tất cả các đồng chí cán bộ, giáo viên và toàn thể các em sinh viên trong trường Nghiệp Vụ I cho cô giáo. Đây là danh sách kèm theo xin gửi cô trước.
Trời ơi! Niềm vui mừng và hân hoan vỡ òa trên gương mặt cô. Vậy là cô đã vượt qua cửa ải quan trọng là những lá phiếu rồi. Cô giáo bắt đầu cộng cộng, trừ trừ rồi suy nghĩ đăm chiêu. Theo danh sách thì cô thiếu 7 phiếu là đạt đề tài cấp bộ. Cô Hoài lúng túng và tặc lưỡi bảo cô chỉ đạo lớp làm mạo danh 7  phiếu điều tra. Cô đồng ý, và giao một bạn trong lớp đi photo mẫu phiếu  gấp. Dù biết điều ấy quá mạo hiểm, không khéo bao nhiêu công sức bỏ ra làm phiếu thăm dò sẽ trở thành công cốc nếu hội đồng kiểm tra phát hiện có sự gian lận phiếu thăm dò. Nhưng mà cả cô và cô giáo đều hiểu, ở ngoài kia có nhiều kẻ dấu mặt đang muốn cản đường tiến của cô Hoài
. Cô chợt nghĩ ra hai lớp hệ cơ sở có thể nằm ngoài danh sách và mượn cô danh sách để kiểm tra. Trời ơi, không có. Vui quá, cô reo lên và bảo bạn đang định đi phô tô phiếu dừng lại, mắt cô tròn xoe ngạc nhiên. Cô Hoài  muốn khóc, cô bảo đằng nào cũng thế. Nếu đề tài của cô không đạt được cấp bộ ngay thì có thể cô sẽ bị hãm hại ở cấp dưới…. Cô bình tĩnh xua tay trấn tĩnh cô và nói: thưa cô còn hai lớp thuộc hệ cơ sở chưa thống kê vào đây ạ. Cô vui mừng, nhưng ấp úng: Nhưng không phải các  lớp đó được coi là có trình độ kém hơn các lớp khác và chỉ làm việc theo sự chỉ đạo của phòng đào tạo? Cô mỉnh cười nói: Em hay chơi thể thao buổi chiều với mấy bạn cán sự lớp đó. Nên em nhờ các bạn ấy lấy phiếu ý kiến của cả lớp. Cô yên tâm đi, chính em đã lên trực tiếp lớp đó hướng dẫn làm phiếu điều tra. Em chắc chắn các phiếu đó là hợp lệ. Trời ơi tập phiếu điều tra của lớp cơ sở đây, cả lớp khóa dưới nữa. Trung bình mỗi lớp khoảng 60 sinh viên, vậy là cô có thêm 120 phiếu nữa. Trừ đi những phiếu không hợp lệ. Em nghĩ cô vừa đủ biến đề tài của cô thành đề tài cấp bộ rồi ạ….

Mấy đứa bạn chơi cùng thể thao của cô ôm từng chồng phiếu đặt lên bàn giáo viên. Còn cô Hoài, cô vui mừng và xúc động như Đường Tam Tạng xin được chân kinh của Phật Tổ Như Lai vậy. Cô cũng vui mừng và cảm ơn mấy người bạn nhỏ, hứa sẽ mời họ ăn sữa chua làm cả bọn cười vui ầm ĩ. Giờ chỉ còn việc bảo vệ luận án. Cô biết nó là một chặng đường trông gai. Rất nhiều người đang nhìn vào vào cô, kỳ vọng vào cô. Họ vô tình tạo áp cho cô giáo. Cô chỉ nhẹ nhàng động viên cô: Em có một người thầy rất vĩ đại. Trong trường hợp như cô giáo, chắc chắn thầy sẽ khuyên cô hãy cố hết sức thực hiện mục tiêu. Rồi kết quả muốn ra sao thì ra. Vì dù sao cô giáo  cũng đã cố hết sức rồi. Và ngày cô Hoài được công nhận là Tiến Sĩ, cô Hoài  đã gọi điện báo cho cô thứ hai sau khi chia vui cùng gia đình. Cô đã rất tự hào vì điều ấy ....

Còn nữa ....
                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các  bài viết

>> Chương I: Lý do đến bệnh viện! 

>>  Chương II: Hồi ức

>> Chương III : Tình yêu với ngôi trường Nghiệp Vụ I của thầy hiệu trưởng

>> Chương IVChuyện ở bệnh viện - phần IV

>> Chương V: Sự thật phũ phàng

>> Chương VI: Ký ức về ngôi trường thân yêu….

>> Chương VII: Người thầy đáng kính

>> Chương VIII: Sự thật được phơi bày   

 >> Chương IXBi kịch của gia đình

>> Chương X: Lòng nhân từ bác ái….

>> Chương XI: Thực hiện lời hứa thiêng

>> Chương XII: Tai nạn bất ngờ

>> Chương XIII; Tình huống hỗn loạn tại cổng bệnh viện phụ sản trung ương

>> Chương XIV: Thiên thần chào đời

>> Chương XV: Sự cố giảm nhiệt




>> Chương XX: Những rắc rối có thể nảy sinh

>> Chương XXI: Cầu viện sự giúp đỡ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét