Ở đời, từ xưa đến nay, việc người trên ban ơn cho người dưới vốn là một việc bình thường. Người giàu giúp đỡ người nghèo người ta gọi là lòng nhân ái. Người tốt giúp người xấu hoàn lương người ta gọi là sự cải tạo. Người tài giỏi giúp đỡ người hèn kém, người ta gọi là sự dạy dỗ. Những việc này trong thiên hạ vẫn được ca ngợi. Nó là những việc tốt trong thiên hạ! Những việc này cũng được xem là hợp lý, hợp tình.
Tuy vậy, trong cuộc sống này không thiếu những điều ngược lại. Người trên vì già yếu, mất khả năng lao động phải nhờ người dưới giúp đỡ. Người nghèo vì yếu đuối, ngốc nghếch mà bị người giàu lợi dụng, rút ruột về tiền bạc. Người xấu nhiều khi quá nhiều và lấn áp người tốt, tiêm nhiễm vào người tốt những thói hư tật xấu! Những người kém cỏi nhờ các mối quan hệ xã hội, nhờ tiền bạc mà ngồi ở vị trí cao, chèn ép và điều khiển những người tài giỏi. Những chuyện ấy xưa nay không phải là không có. Sống ở trên đời, dù ở vào hoàn cảnh nào, chúng ta cũng nên dùng lòng trí thành mà vươn lên, vượt qua nghịch cảnh. Luôn giữ vững niềm tin mà tiến về phía trước. Khi ấy người trẻ khỏe, tài năng giúp đỡ người già yếu, mất khả năng lao động gọi là đạo lý. Người nghèo nhận sự giúp đỡ của người giàu chúng ta gọi là ơn nghĩa. Người ngốc nghếch, yếu đuối được người tài giỏi dạy dỗ gọi là sự học. Người xấu được người tốt cải tạo gọi là sự tiến bộ. Người tài giỏi giúp người ngồi vị trí cao mà non yếu gọi là sự rìu dắt ấu chúa! Sống ở trên đời, nhiều khi ở những vị trí khác nhau, chúng ta có những cảm nhận và suy nghĩ khác nhau. Nhiều khi vẫn là một sự vật hiện tượng, nhưng có màu sắc khác nhau, mà chúng ta đã nghĩ khác đi rất nhiều. Vì thế, nhiều khi không có chi xấu, không có chi tốt, xấu hay tốt đều do cách nghĩ, góc nhìn, và vị trí của chúng ta đang đứng mà thôi. Ở trên đời, xấu xấu, tốt tốt nhiều khi lẫn lộn đan xen. Chúng ta cứ lấy lòng chí thành, sự tử tế và lương thiện để đối đãi với mọi người. Cũng cần nắm rõ những giới hạn của bản thân, để không vượt qua nó, để tự biến bản thân trở thành một người biến thái. Biến cuộc sống của bạn rơi vào những khó khăn, bất hạnh! Khi chúng ta có cái nhìn cởi mở, phóng khoáng với cả thế giới. Thì cũng là lúc lòng chúng ra mở rộng để đón nhận nhiều điều tốt đẹp từ thế giới. Ở đời nhiều khi có mà cũng giống như không, nhiều khi không mà cũng giống như có. Nhiều thì biết đến bao nhiêu cho đủ. Người biết sống đủ thì sẽ tìm được niềm hạnh phúc thật sự trong tâm hồn!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét