Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

của chính bạn

     Nhiều khi tôi cứ thắc mắc tại sao thường thì con nhà giàu có, sang quý  khi lớn lên lại thành đạt trong xã hội. Ngay cả khi họ không thật sự là những người thành đạt trong xã hội, thì đa phần họ đều là những người tốt trong xã hội. Trong khi những đứa trẻ con nhà nghèo, dù khi còn nhỏ đã tỏ ra thông minh, nhanh nhạy, và hiểu biết hơn những đứa trẻ con nhà giàu, nhưng khi trưởng thành, đa phần chúng không thành đạt. Nhiều đứa lại nối đời nghèo khổ như bố mẹ chúng. Những người xuất thân giàu có, sang quý mà rơi vào ăn chơi, hưởng lạc, và hư hỏng trong xã hội, hoặc những đứa trẻ con nhà nghèo cố gắng vươn lên trong cuộc sống, rồi trở thành những người thành đạt trong xã hội, cũng có, nhưng không nhiều. Và ngay cả những người ăn chơi, hưởng lạc, và hư hỏng có xuất thân giàu có cũng vẫn có những phần nhân cách cao quý hơn người. Còn những người có xuất thân hèn mạt, dù có trở thành những người thành công trong xã hội, nhưng trong con người họ vẫn có nhiều điểm ngã về tâm lý. Vì thế, họ vẫn làm ra những việc không tốt, và có phần yếu hèn trong nhân cách. Bởi vì sự trưởng thành, hay thoái hóa của một con người không phải chỉ kéo dài trong một hay hai ngày. Đó là cả một quá trình phủ định biện chứng lâu dài. Một người tài giỏi vì mắc lỗi sai mà mất hết quyền hành, chức vụ. Thì không có nghĩa anh ta sẽ không bao giờ có cơ hội lấy lại quyền hành, địa vị đã mất. Một người nghèo khổ nhờ trúng sổ số mà trở thành người giàu có. Thì không có nghĩa là người đó sẽ không bao giờ trở thành người nghèo khổ như xưa!

        Ngẫm nghĩ cho kỹ thì sự thành công hay thất bại của một con người trong cuộc đời là do nhân cách. Cách học tập để bồi dưỡng nhân cách, đạo đức của con người, là cách học đúng đắn và bền vững khác. Mọi kiến thức sẽ trở thành con số không, nếu trong cuộc sống của mỗi người không sử dụng đến nó. Nhưng nhân cách, đạo đức của một con người thì ai cũng cần có cho cuộc sống. Sinh ra là một con người, gần như ai cũng đến với thế giới này bằng tấm lòng trong trắng, và trái tim yêu thương tha thiết. Nhưng vì cuộc sống vất vả mưu sinh, chúng ta đã bị tổn thương, mất mát, hư hỏng và sai lệch về nhân cách. Vì thế chúng ta trở thành những người thất bại trong xã hội. Trong khi với những người có điều kiện sống tốt, nhân cách của họ được nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho phát triển mỗi ngày. Vì thế họ trở thành những người thành công trong xã hội. Là một người xuất thân nghèo khổ, chúng ta chỉ có con đường học tập để vươn lên. Cách học đúng đắn là làm cứng mạnh nhân cách của bản thân. Để bạn không bị thay đổi, biến thái, hư hỏng, đi vào những con đường nhỏ, hay rơi vào ngõ cụt trên đường đời. Con đường vươn tới sự thành công nhanh nhất là con đường chính giữa. Làm việc gì chúng ta cũng cần đàng hoàng, chính đáng. Cứ thẳng thắn và trực diện. Không nên lương lẹo, lắt léo, dối trá, lừa đảo, giả tạo cả sẽ làm hư hỏng nhân cách của bản thân. Cứ thẳng thắn, trung thực, luôn tự tin sống là chính bản thân mình! Mỗi người sinh ra trên thế giới đều có bổn phận và trách nhiệm của riêng mình. Hãy cố gắng hoàn thành tốt những bổn phận và trách nhiệm của bản thân. Hãy giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của chính bạn, thay vì soi mói, bình xét hay nhảy vào cuộc đời của những người khác. Gieo nhân nào thì gặp quả ấy. Cuộc đời này có nhân có quả. Chúng ta cứ rèn luyện nhân cách của bản thân, rồi những điều xấu, điều ác trong xã hội sẽ phải tránh xa. Chúng ta sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và thành công! Nhân cách là quan trọng nhất, cách học tập đúng đắn nhất là học tập để bồi dưỡng cho nhân cách của con người!

                                                                Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét