Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

thông minh

      Thế giới có trật tự riêng của mình. Mỗi một cộng đồng, xã hội cũng tương tự như thế. Một gia đình, một tổ chức doanh nghiệp đều có trật tự của nó. Người ta đã thể chế hóa những trật tự này bằng luật pháp, quy định, thông lệ, phong tục tập quán. Một tổ chức, doanh nghiệp, hay gia đình mà không có quy định, trật tự thì sẽ sinh ra loạn. Lúc ấy thì tất cả mọi người sẽ bị tổn thương. Nhưng nếu những trật tự, quy định hà khắc quá, nó không còn phù hợp với thực tế, thì người trong cuộc cũng cần biết linh động, để mọi người đều có thể phát huy hết khả năng, mục đích chung của tổ chức, doanh nghiệp đó đạt được tôt!

       Tôi biết có một vườn thú rất lớn ở Việt Nam đã mạnh dạn trao quyền giám đốc vườn thú cho một cậu bé 5 tuổi! Thật ra cậu bé đó được hưởng quyền thừa kế 20 % cổ phần vườn thú. Để hoàn thành tốt công việc, cậu bé có đến 2 trợ lý là bà ngoại và bố! Bố cậu bé cũng đồng thời là phó giám đốc vườn thú. Lý do mà tổng giám đốc của công ty này trao quyền giám đốc vườn thú cho một cậu bé 5 tuổi, là vì không có ai yêu thương những con thú đó như cậu bé đó. Mà việc nuôi những con thú để phục vụ dịch vụ tham quan, du lịch thì khâu quan trọng nhất là cung cấp thức ăn, nước uống cho con thú đó! Với sự giám đốc của cậu bé, những con thú luôn được ăn no, chúng luôn có nước sạch để ăn. Và chấm hết hoàn toàn việc ăn bớt thức ăn của những con thú. Vấn đề này rất nhạy cảm và khó quản lý. Vì thức ăn của các loài hổ, báo, sư tử là thịt bò, thịt lợn. Đây cũng là thức ăn hàng ngày của con người. Cho nên việc bị lấy bớt là một điều dễ hiểu. Dù chỉ là một cậu bé 5 tuổi, nhưng mọi nhân viên trong vườn thú cũng buộc phải tuân theo mệnh lệnh của cậu bé, nếu không sẽ xem xét cho thôi việc. Đây là trật tự của vườn thú! Với bản lĩnh của một cậu bé, cậu ấy không thể tự ngồi được vào vị trí ấy. Nhưng khi được trao cho một nhiệm vụ lớn, cậu bé ấy đã thật sự rất cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cho nên mọi việc đều rất tốt!
       Trong một gia đình cũng như thế, nhất định cần có một người đóng vai trò quản lý, lãnh đạo toàn gia đình. Dù cuộc sống trong một gia đình được vận hành trên nguyên tắc tình yêu thương, sự chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng vì tất cả chúng ta là những con người, vì thế mâu thuẫn trong gia đình là không thể tránh khỏi. Khi ấy người giữ vai trò là chủ của gia đình sẽ là người đưa ra phán quyết cuối cùng, mọi người trong gia đình đều có nghĩa vụ phải chấp nhận điều đó. Người chủ của gia đình đó có thể là bố, mẹ, ông, bà ... Họ cũng không hẳn là những người thông minh, sáng suốt nhất trong gia đình. Nhưng vì trách nhiệm, nghĩa vụ, họ vẫn đưa ra những phán quyết của bản thân. Vì thế mà gia đình trở nên yên ổn. Một gia đình như thế được xem là một gia đình có nề nếp, có tôn ti trật tự. Xã hội sẽ tôn trọng gia đình ấy. Các thành viên trong một gia đình như thế sẽ có thêm nhiều cơ hội để thành công và hạnh phúc! Sống theo trật tự, nghĩa vụ là một cách sống bình yên và hạnh phúc nhất!

                                            Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét